CẨM NANG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các hình thức giảng dạy truyền thống trên khắp thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự tiến bộ của công nghệ. Ngay cả trong các lớp học vật lý, công nghệ đã đóng một vai trò lớn hơn, thay đổi cách thức các bài học được truyền tải và tiếp nhận. Đó là lý do bạn nên đọc hết bài viết này để tìm hiểu các phương pháp giảng dạy trực tuyến hiệu quả.

Bài thuyết trình

Các bài thuyết trình, giống như trong lớp học vật lý, là một trong những phương pháp giảng dạy trực tuyến phổ biến nhất. Kỹ thuật này giúp tạo ra tác động đáng kể hơn đối với học sinh – hầu hết trong số họ là những người học bằng hình ảnh – hơn là một giáo viên chỉ chuyển tiếp thông tin ra khỏi sách giáo khoa.

Quan trọng nhất, các bài thuyết trình cho phép bạn kết hợp trực quan (hình ảnh, GIF, video, v.v.), giúp dễ dàng truyền đạt và hiểu các thông tin và dữ liệu phức tạp đồng thời làm cho bài học hấp dẫn hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể chia sẻ bài thuyết trình của mình với các em sau buổi học để ôn tập và học tập.

Dưới đây là một số công cụ trình bày để bắt đầu

– Google Trang trình bày

– Microsoft Powerpoint

– SlideShare

Trực tuyến, bản trình bày hiệu quả hơn khi được phân phối qua hội nghị truyền hình bằng một công cụ như Zoom hoặc Google Meet .

. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và ọc sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học… Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.

Đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.

Đối với giáo dục tiểu học, việc triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình là giải pháp hữu hiệu của các nhà trường nhằm giúp học sinh không quên kiến thức, duy trì nền nếp học tập. Để triển khai tổ chức dạy học trên truyền hình hiệu quả, phù hợp với đặc trưng cấp tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học trên truyền hình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học với mục tiêu xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, sử dụng phương pháp dạy học qua truyền hình cho giáo viên tiểu học trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học nhằm trang bị cho giáo viên các phương pháp, kĩ thuật cơ bản trong thực hiện quy trình tổ chức dạy học qua truyền hình. Bộ tài liệu gồm: Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, sử dụng phương pháp dạy học qua truyền hình cho giáo viên tiểu học, đặc biệt vùng khó khăn về hạ tầng công nghệ thông tin không áp dụng được các hình thức dạy học trực tuyến; video bài giảng quy trình và phương pháp, kỹ thuật cơ bản trong thực hiện quy trình tổ chức dạy học qua truyền hình; các video bài dạy minh họa dạy học trên truyền hình một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học đối với các môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý, Tự nhiên và Xã hội. Các sở giáo dục và đào tạo địa phương đã tích cực phối hợp với đài truyền hình địa phương xây dựng kho bài giảng phù hợp và với chương trình môn học cụ thể, cơ bản đáp ứng đủ số lượng để triển khai thực hiện. Đến nay, đã có đủ kho bài giảng các môn Toán, Tiếng Việt, Lịch Sử-Đại lý, Tự nhiên – Xã hội đối với các lớp 3, lớp 4 và lớp 5.

Đối với giáo dục trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông), đã triển khai tổ chức dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của dịch COVID-19 và phù hợp với điều kiện của từng trường, bảo đảm tổ chức dạy học qua mạng có chất lượng, bảo đảm theo kế hoạch thời gian năm học của địa phương. Các nhà trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục như: ứng dụng Microsoft Teams để tổ chức dạy học trực tuyến, sử dụng Google form để giao bài tập cho học sinh; tổ chuyên môn các trường xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng đề đăng tải trên website của trường để học sinh theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập. Đặc biệt,một số địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xã đã chỉ đạo các trường photo bài học và chuyển về cho từng thôn đối với những học sinh không có điều kiện tiếp cận học tập trực tuyến. 

Đối với giáo dục nghề nghiệp, nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đào tạo nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, giáo dục nghề nghiệp đang triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ; tiếp cận và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, quản trị, trong hoạt động dạy và học trực tuyến. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi từ hình thức dạy học truyền thống sang giảng dạy thông qua nền tảng công nghệ số hóa, khuyến khích nhà giáo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực dạy học trực tuyến. Xây dựng hệ thống dữ diệu để áp dụng trong giảng dạy và đào tạo, kết nối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập và tăng cơ hội việc làm, hỗ trợ học bổng học nghề cho các cơ sở tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Trong điều kiện không thể tổ chức học tập trung, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể linh hoạt tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết của toàn bộ chương trình bằng hình thức trực tuyến, khi điều kiện cho phép người học quay lại trường chỉ tổ chức thực hành, thực tập kỹ năng. Đối với các lớp/khóa học chuẩn bị ra trường,  xem xét phương án tổ chức học tập trung tại trường theo mô hình “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đào tạo nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Đối với giáo dục đại học, đã có 150 cơ sở giáo dục đại học chuyển hình thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến để phòng chống dịch. Một số cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành sức khỏe đã bố trí giảng viên, sinh viên tình nguyện hỗ trợ vùng dịch. Tại một số địa phương, tùy theo diễn biến của dịch COVID-19, các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn đã chủ động quyết định việc tổ chức dạy và học theo hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp trong trường hợp đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; kết hợp tăng cường các giải pháp quản lý chất lượng lớp học trực tuyến.

Đối với giáo dục thường xuyên, việc triển khai tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp; đẩy mạnh việc sử dụng phiếu điều tra điện tử và trực tuyến trong khảo sát nhu cầu học tập của người dân. Tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông (phát thanh, internet, mạng xã hội,…) để tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ sâu rộng đến người dân.

Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiệnkiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh, sinh viên, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức tuyển sinh, đào tạo trực tuyến tạo hành lang pháp lý cho cơ sở thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tăng cường đào tạo quốc tế; liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để người học am hiểu thực tế vận hành chuỗi cung ứng; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng cho người lao động để họ thích nghi với công nghệ mới hoặc đối phó với mất nghề, chuyển nghề do tác động dịch bệnh…

Thứ ba, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu của các phương thức dạy học mới, bao gồm ứng dụng công nghệ giáo dục (Edtech) trong lớp học, ứng dụng các phần mềm Edtech (công nghệ giáo dục) trong phương pháp dạy học, kỹ năng, phương pháp dạy học trên truyền hình cho giáo viên và ứng dụng công nghệ số trong quản lý giáo dục.

Xây dựng cẩm nang và tổ chức tập huấn dạy học trực tuyến cho đội ngũ giáo viên. Hướng dẫn về chuẩn tối thiểu cho một bài giảng trên truyền hình. Giáo viên tăng cường giao nhiệm vụ cho học sinh, sinh viên tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để tiếp nhận và vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi, bài tập được giao thực hiện ở nhà hoặc qua mạng; tổ chức cho học sinh, sinh viên báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, kết quả tự học của mình phù hợp trên môi trường mạng.            

Thứ tư, các cơ sở giáo dục và đào tạo chủ động điều chỉnh, tinh giản nội dung, thay đổi phương thức và cập nhật nội dung giáo dục và đào tạo; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình; cung cấp cho người học nhiều kỹ năng mới hơn để đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; phát triển kho học liệu điện tử, các video hỗ trợ việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên để sử dụng hiệu quả trong việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình; khai thác, chia sẻ hiệu quả các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến.

Thứ năm, Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy học và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy cập internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét, miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các cơ sở giáo dục, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ sáu, các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương cần có các giải pháp ưu tiên nguồn lực bảo đảm điều kiện để dạy học trực tuyến, có chính sách hỗ trợ giáo viên, trẻ em, học sinh, sinh viên khó khăn không có phương tiện để dạy và học trực tuyến, tiếp cận phương thức dạy học mới. Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà trường, gia đình học sinh, sinh viên, giáo viên gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ  để trang bị thiết bị dạy và học tối thiểu phục vụ học tập và giảng dạy trực tuyến, phù hợp phương thức dạy học mới.  

( Nguồn: http://hoisinhvien.com.vn/ )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.